Giày Loafer: Từ nông trường đến đỉnh cao thời trang

Giày Loafers hay Giày lười từng là chiếc giày chỉ dành cho những người nông dân. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta chẳng thấy bất kỳ người nông dân nào mang chúng đến nông trại cả. Thay vào đó, giày Loafer trở thành một items không thể thiếu trong tủ đồ của những người đam mê thời trang. Đến với bài viết này, Vietnam Custom Leather sẽ cùng bạn khám phá về đôi giày đặc biệt này nhé!

 

Giày Loafer (giày lười) là gì?

Loafer là kiểu giày kinh điển tượng trưng cho sự thoải mái và lịch thiệp mà cả nam lẫn nữ đều có thể xỏ vào vô cùng dễ dàng. Sự tiện lợi đó đến từ thiết kế thành giày thấp, không dây buộc hay khóa cài, chỉ đặc trưng bằng lớp thân trên hình chữ U nối với thành giày.
Tại Việt Nam, người ta thường gọi Loafer với cái tên khác là giày lười. Khá nhiều người lầm tưởng giày lười và giày sục là một, tuy nhiên chúng hoàn khác nhau ở phần thành sau của giày. Loafer có phần thành thấp còn giày sục thì hoàn toàn không.

 

Lịch sử đầy huy hoàng của Loafer

Lịch sử của chiếc giày lười Loafer được ghi nhận lần đầu vào thế kỉ 19 tại nước Anh. Vào  năm 1847, một công ty sản xuất giày ở London đã thiết kế những chiếc giày chỉ cần xỏ chân vào để mang một cách dễ dàng. Người mang không cần tốn thời gian khom người và buộc dây nữa.
Chúng được sử dụng trong nhà, đặc biệt là ở những biệt thự mùa hè ở vùng đồng quê nước Anh của Hoàng gia và giới quý tộc. Đôi giày Loafer đầu tiên có tên Wildsmith Shoes, do Raymond Lewis Wildsmith được thiết kế riêng cho Vua George VI để đi trong nhà, và sau đó được các nhà sản xuất giày khác ở London theo bước và tăng cường quảng cáo.

Vào những năm 1930, Na Uy đẩy mạnh sản xuất rất nhiều kiểu giày Loafer và xuất khẩu sang các nước châu Âu và châu Mỹ. Khi ấy, những người nông dân thường sử dụng chúng cho công việc đồng ánh. Mãi đến khi tạp chí Esquire lần đầu tiên giới thiệu về kiểu giày này, Loafer trở thành món phụ kiện được số đông ở Mỹ yêu thích.
Vào giữa thập kỷ 1950, thị hiếu ngày càng yêu thích giày lười hơn. Khi ấy, các thương hiệu và nhà thiết kế đã tinh chỉnh lại thiết kế cho chúng trông nhẹ nhàng và thanh thoát để phù hợp với số đông. Riêng tại Mỹ, nam giới cực kỳ yêu thích mẫu giày này đến mức họ phối chúng cùng các bộ âu phục.

Bước ngoặc xảy ra khi vào năm 1966, nhà thiết kế người Ý Gucci làm mới kiểu giày lười bằng cách thiết kế thêm một quai nganh mũi giày bằng kim loại với hình dáng hình dây cương buộc ngựa. Đến năm 1970, kiểu giày lười của Gucci được yêu thích rộng rãi, đặc biệt đã trở thành “đồng phục” của các doanh nhân ở phố Wall Street.
Từ đó cho đến nay, giày Loafer đã lan vào đời sống thường ngày của những người bình thường và giới fashionista. Ai ai cũng xem chúng như một items không thể thiếu trong tủ đồ.

 

Muôn vàn kiểu dáng của giày Loafer

Trải qua gần 1 thế kỷ phát triển, giày Loafer đã “tiến hóa” thành nhiều kiểu dáng khác nhau để phù hợp với từng giới tính cũng như nền văn hóa. Sau đây hãy cùng Vietnam Custom Leather điểm qua một số kiểu dáng Loafer quen thuộc.

Penny Loafers

Trong lịch sử, đã có nhiều người nổi tiếng “lăng xê” giày Loafer như James Dean, Elvis Presley… nhưng sẽ thật thiếu xót nếu không nhắc đến George Henry Bass khi ông là người phát minh ra Penny Loafer – một phiên bản mới của giày lười.
Penny Loafer trở thành người tạo xu hướng cho giày dép dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Chỉ với một đôi tất trắng, sáng cùng đôi giày này, bạn sẽ có một bộ outfit đậm chất “Ivy League”.

cô gái mang giày lười

Hơn nữa, vào những năm 50, nam diễn viên kiêm vũ công nổi tiếng Fred Astaire thường đi Penny Loafer trong khi biểu diễn bộ môn “tip tap”. Điều này đã giúp cho sự lan tỏa rộng rãi của giày. Vì thế, những đôi giày lười trở thành biểu tượng của sự sang trọng, được các nghệ sĩ, nhà quản lý và nhà tài chính giàu có quyền lực và vĩ đại.

Ở Ý, những đôi giày lười bắt đầu lan rộng vào những năm 60, trong khi những năm 70 chúng được xác nhận là một loại giày sang trọng được sản xuất để mang hàng ngày, với trang phục thanh lịch hoặc giản dị.

Yacht Moccasin

Fratelli Rossetti chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong việc mang Loafer phổ biến Loafer đến công chúng. Năm 1968, Rossettis thổi vào làn gió mới cho Loafer với sản phẩm tên Yacht Moccasin. Sở dĩ có tên gọi này vì trông chúng như một chiếc xuồng.

 

Giày lười Gucci

Không nhắc đến đôi Gucci Loafers đầy tính biểu tượng sẽ là một thiếu sót. Vào năm 1953, Gucci đã tạo ra một đôi giày lười hoàn toàn lấy cảm hứng từ môn thể thao cưỡi ngựa. Kết quả chính là chiếc giày mang tính biểu tượng mà chúng ta biết ngày nay: Một đôi giày lười bằng da đơn giản được tô điểm bằng phần horsebit bằng kim loại.

Lời kết

Vậy là bạn đã hiểu hơn về lịch sử của giày Loafer rồi đúng chứ? Ở bài viết kế tiếp, Vietnam Custom Leather sẽ hướng dẫn bạn cách để phối giày lười với quần áo thế nào cho thật thời thượng. Nếu bạn yêu thích bài viết này, hãy luôn theo dõi Vietnam Custom Leather thường xuyên nhé!

 

phone-icon
facebook-icon
zalo-icon